PDA

View Full Version : Những biểu hiện và giai đoạn nhận biết suy dinh dưỡng.


letranhoangduy18
05-07-2014, 09:51 AM
Giai đoạn dễ bị suy dinh dưỡng

Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng “thấp còi” là chỉ tiêu đánh giá dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai và giai đoạn 2-5 năm đầu tiên của cuộc đời.

Chiều dài của thai nhi đạt cao nhất vào giai đoạn trước tuần thứ 15, trong khi đó cân nặng đạt cao nhất vào tuần thứ 32 đến 34. Điều này có nghĩa mọi can thiệp nhằm cải thiện “chiều dài” của bào thai phải thực hiện càng sớm càng tốt.

Vì thế, theo các chuyên gia, trong thời gian mang thai, ngay từ những tuần đầu tiên, người mẹ cần ăn đủ chất đạm, can xi, sắt, vitamin A, các vi chất dinh dưỡng thiết yếu khác và đặc biệt là iốt cho thai tăng trưởng và dự trữ giúp bé phát triển những tháng đầu sau khi ra đời.

Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhất trong khoảng thời gian từ 6 đến 24 tháng tuổi. Đây là thời kỳ các em bé có nhu cầu dinh dưỡng cao, đang tập thích ứng với môi trường và rất nhạy cảm với bệnh tật; nhất là những trẻ không được bú sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai. Những cháu ở gia đình đông con, điều kiện vệ sinh kém hoặc đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn (như sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp) cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

Thông thường các bà mẹ cho rằng trẻ nhỏ cần ăn ít. Họ không nắm được trẻ cần ăn bao nhiêu trong ngày chứ không phải không có khả năng cung cấp đầy đủ. Trung bình trẻ cần ăn 4 -5 bát cháo đậu hoặc cơm nát mỗi ngày. Nhiều gia đình cho rằng trẻ đã lớn, ăn theo người lớn 2-3 bữa là đủ. Thực ra dung tích dạ dày của trẻ có hạn nên ngoài ba bữa với gia đình, trẻ cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như sữa, cháo, chè, chuối... Các bà mẹ cũng đừng nghĩ rằng trẻ cần ăn cơm sớm để cứng cáp, vì sau hai tuổi trẻ mới có đủ răng sữa để nhai tốt.

Trẻ biếng ăn thường được mẹ cho dứt sữa để ăn khá hơn. Đây là một sai lầm vì các trẻ này sau khi bị dứt sữa càng bị suy dinh dưỡng (http://mattroibetho.vn/vi/cho-be-an-bo-sung.nd42/cham-soc-tre-suy-dinh-duong.i683.bic) nặng hơn vì mất đi 300-400 ml sữa mỗi ngày trong khi vẫn biếng ăn.

Những hệ lụy của tình trạng thấp còi này kéo dài qua nhiều thế hệ, người mẹ thấp bé, nhẹ cân dễ đẻ ra con suy dinh dưỡng thấp còi. Những trẻ thấp còi sau này phát triển khó đuổi kịp các bạn bình thường cùng tuổi.

Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng. Mẹ nên lưu ý để bổ sung thực phẩm bổ dưỡng cho con cũng như xem xét lại chế độ sinh hoạt của trẻ.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng

Các dấu hiệu thường gặp khác ở trẻ suy dinh dưỡng là buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi đứng.

Để xác định trẻ có suy dinh dưỡng hay không, ngoài việc quan sát các dấu hiệu trên, cha mẹ còn có thể dựa vào các chỉ số chuẩn để so sánh với con mình. Cách thứ nhất là dựa vào cân nặng theo tuổi. Khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3 kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2 kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20 kg. Nếu ở vùng xa không có cân, có thể đo vòng cánh tay trẻ 1-5 tuổi. Trẻ bình thường 14-15 cm; nếu dưới 13 cm là suy dinh dưỡng.